Từ trước đến nay, rêu đá vốn vẫn được xem như là một loại thủy sinh không có một tác dụng to lớn nào cả. Tuy nhiên với đồng bào người dân tộc Tày sinh sống ở vùng đất Hà Giang thì rêu đá lại là một loại nguyên liệu tuyệt vời để chế biến ra những món ăn đặc sản trong kho tàng ẩm thực Hà Giang.
Những món ăn đặc sản được làm ra từ rêu đá còn được gọi với cái tên khác đó là qué. Món ăn này vô cùng thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và mang hương vị hết sức đặc biệt. Theo đồng bào nơi đây, khi tìm kiếm rêu đá để chế biến món ăn, họ sẽ tìm đến những bãi rêu có diện tích lớn bởi vì rêu ở đây không những nhiều mà cũng sẽ ngon hơn. Rêu tươi sau khi được đem về người ta sẽ vò đập hết sức kỹ càng cho đến khi sạch hết phần nhớt phù sa, sau đó có thể mang rêu đá đi chế biến thành các món ăn thơm ngon khác nhau.
Rêu đá có số lượng khá lớn, thế nhưng để lựa chọn ra được loại rêu ngon trong đó thì không nhiều. Bên cạnh đó, loại rêu có thể ăn được cũng cần phải phân theo mùa, chính vì thế mà đối với người dân Hà Giang, rêu cũng có thể coi là một món ăn vô cùng quý hiếm. Từ rêu người ta có thể chế biến thành rất nhiều món ăn đặc sản thơm ngon khác nhau như rêu rán, rêu khô, thế nhưng món ăn đặc sắc nhất được làm từ rêu chỉ có thể là món rêu trộn với các loại gia vị sau đó đem nướng.
Rêu nướng Hà Giang là món đặc sản có hương vị hết sức hấp dẫn và phù hợp với khẩu vị của đa phần mọi người. Để có thể chế biến ra được món rêu nướng thơm ngon nhất thì phải để đến sau khi xé tơi rêu thì mới đem ra thái. Các loại gia vị được sử dụng để làm món rêu nướng bao gồm xả, lá mùi tàu, lá dăm và lá hẹ, ngoài ra cũng có thể cho thêm vào đó 1 đến 2 hạt dổi cùng để món rêu có thêm mùi thơm.
Người dân tộc Tày có một câu là: “Quẹ chí áp, táp chí hơ”, ý nghĩa của nó là nướng quẹ thì cần phải đặt áp vào gần than, để cho phần nước ngọt và thơm của rêu chưa kịp rơi xuống thì nó đã chín rồi, trong lúc nướng, không cần thiết phải xoay đi xoay lại nhiều lần mà tốt nhất nên nướng sao cho chín hẳn một bên, rồi tiếp đó quay qua nướng tiếp bên kia. Sử dụng hai ngón tay ấn thử vào, nếu như thấy que mềm có nghĩa là đã chín và có thể thưởng thức được. Ngoài ra, do rêu cũng chỉ có thể ăn được theo các mùa nhất định, thế nên ngoài chế biến các món ăn làm bằng rêu tươi, thì người dân Hà Giang còn làm rêu khô, rồi đem cất ở trên gác bếp để sử dụng làm một thứ đồ ăn dự trữ. Chỉ có những vị khách quý mới có cơ hội được mời thưởng thức món rêu khô để trên gác bếp.